This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015
Cay tê lẩu Tứ Xuyên
Thứ Sáu, tháng 12 25, 2015
doanh nhan
No comments
Tứ Xuyên là một trong các trường phái ẩm thực nổi tiếng và có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc. Các món ăn Tứ Xuyên được phổ biến rộng rãi không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới với hương vị mặn mà và cay tê độc đáo trong đó lẩu Tứ Xuyên đã góp phần làm nên tên tuổi cho nền ẩm thực Tứ Xuyên.
Món lẩu này bắt nguồn từ bến cảng Trùng Khánh, khi ấy để tiện phục vụ lượng lớn thương khách và công nhân, các quán ăn thường đặt sẵn những nồi lẩu chia thành bốn ngăn hoặc chín ngăn, khách đến ăn chỉ việc chọn loại rau, thịt ưa thích, rồi nhúng vào một ngăn nước lẩu để thưởng thức.
Quán không thay nước lẩu, chỉ thêm một ít gia vị là thành nồi nước lẩu thơm ngon. Món lẩu nhanh chóng được ưa chuộng bởi sự tiện lợi, rẻ tiền, dinh dưỡng, đặc biệt giúp khách giữ ấm cơ thể hiệu quả. Lâu dần tập quán này thay đổi, nước lẩu chỉ dùng một lần rồi bỏ, nồi lẩu cũng chỉ còn hai ngăn cay và không cay.
Lẩu Tứ Xuyên có hai loại: lẩu Trùng Khánh và lẩu Thành Đô, thoạt nhìn rất khó phân biệt khi nồi nước lẩu nà o cũ ng đầy ắp tiêu và ớt. Nhưng nếu tinh ý, thực khách sẽ nhận ra lẩu Trùng Khánh có lớp mỡ bò khá dày, không dùng dầu mỡ khác nên hương vị nồng nàn tự nhiên, đậm đà và cay tê hơn. Trong khi lẩu Thành Đô chuộng dùng dầu thực vật nên khó giữ mùi, thường thêm gia vị tạo hương thơm.
Để có một nồi lẩu Tứ Xuyên bắt mắt và thơm ngon, phải chế biến thật công phu, tỉ mỉ. Nước lẩu gồm hai thành phần, phần nước hầm từ xương heo, xương bò và chân gà, cùng với gừng, hành và rượu.
Công phu nhất là phần gia vị cay, được làm từ hoa tiêu, xốt ớt Tứ Xuyên, tiêu sọ, ớt khô, gừng, tỏi, hành, rượu gạo cùng một số thảo mộc như gừng núi, hoa hồi, vỏ quế, tiểu hồi, thảo quả, tử thảo, lá nguyệt quế, húng chanh, đinh hương, ngoài ra, không thể thiếu dầu ăn và mỡ bò.
Xốt ớt Tứ Xuyên làm từ đậu tằm ủ với ớt. Qua việc sử dụng nguyên liệu tươi ngon và cách chế biến tinh tế của người Tứ Xuyên mà xốt ớt có màu đỏ cay đặc sắc, vị đậm đà tinh tế, được ví von là “linh hồn của ẩm thực Tứ Xuyên”.
Nhưng đánh thức vị giác của thực khách mạnh mẽ nhất phải kể đến vị cay tê của hạt hoa tiêu Tứ Xuyên. Đó là những hạt tiêu be bé màu đỏ sậm không có vị cay, nhưng gây cảm giác tê nơi đầu lưỡi khi nhai, kết hợp với ớt tạo nên vị tê cay thật ấn tượng.
Khi nấu nước lẩu, người ta cho gia vị cay vào nước hầm xương đã lọc bỏ bã, để tạo nên một loại nước dùng hấp dẫn và đẹp mắt, mang vị cay của ớt, vị ngọt của nguyên liệu, vị chua của giấm, mùi thơm nồng của gia vị và thảo mộc.
Thực phẩm ăn kèm lẩu Tứ Xuyên rất phong phú, từ các loại thịt gà, thịt bò, tôm, mực, cá tươi, mề gà, cá viên, tôm viên đến nấm tươi, đậu hủ và rau củ theo mùa như củ sen, cà rốt, khoai môn, cải thảo, bó xôi, cải thìa… ăn với bún gạo, mì sợi, hủ tíu.
Có đến vài chục loại thực phẩm để khách lựa chọn tùy sở thích, món nào cũng tươi ngon và hấp dẫn. Hương vị của lẩu Tứ Xuyên chỉ thật sự trọn vẹn khi dùng với nước chấm dầu, được chế biến khá cầu kỳ với thành phần chính là dầu mè, hòa giấm gạo, nước tương, gừng, tỏi băm nhuyễn và hành lá cắt nhỏ, khi ăn đập thêm một lòng đỏ trứng gà vào khuấy đều. Ngoài việc tăng hương vị, nước chấm dầu còn giúp hạ nhiệt nhanh thực phẩm lấy ra từ nồi lẩu cho dễ ăn, đồng thời có tác dụng giảm cay.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Tận thấy nồi lẩu '7 viên ngọc rồng' có một không hai
Thứ Sáu, tháng 12 25, 2015
doanh nhan
No comments
Lấy cảm hứng từ bộ truyện tranh kinh điển của giới 8X, Songoku và 7 viên ngọc rồng, một nhà hàng Danke Dining đã sáng tạo ra món lẩu "độc nhất vô nhị" này.
Nhà hàng Danke Dining nằm ở thành phố Nagoya (Nhật Bản) là một nhà hàng nổi tiếng trong giới trẻ xứ Hoa Anh Đào với những món ăn tươi sống và cả một "thế giới lẩu" trong menu.
Món lẩu 7 viên ngọc rồng
Món ăn đầu bảng của nhà này ở thời điểm hiện tại, chính là món lẩu "7 viên ngọc rồng". Trong món lẩu này, ngoài những nguyên liệu trong lẩu thông thường như thịt bò, trứng, đậu, rau,...thì còn có sự xuất hiện của 7 viên hình tròn trong veo được gắn sao từ 1 đến 7 của nhà sản xuất.
Được biết, đó là những viên thạch collagen có tác dụng làm đẹp và săn chắc da, giảm béo, tạo cảm giác "no giả". Nhà hàng Danke Dining cho biết, tất cả những hòn thạch này chứa 100% collagen
Hiện nồi lẩu "7 viên ngọc rồng" đã thực sự tạo nên một cơn sốt mới của giới trẻ Nhật.
Cùng ngắm những hình ảnh của nồi lẩu "đẹp - độc -lạ " nhé
Một nồi lẩu Tam kỳ cùng từ sáng đến chiếc
Những viên ngọc rồng này nhìn rất bắt mắt với những viên bóng làm bằng collagen
Giới trẻ Nhật đổ xô đi ăn món ăn cực hot này
Thực khách có thể dễ dàng nấu lẩu Mochi tại nhà
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Mát trời làm lẩu nấm ăn chơi
Thứ Sáu, tháng 12 25, 2015
doanh nhan
No comments
Món lẩu nấm thanh ngọt sẽ giúp cân bằng lại cơ thể, chuẩn bị năng lượng tràn đầy cho nhịp sống ngày càng hối hả và bận rộn.
Cách làm lẩu nấm không khó nhé!
Nguyên liệu: (lượng nguyên liệu cho 3 khẩu phần)
- 300g xương heo
- 100g nấm kim châm; 100g nấm đông cô; 100g tôm tươi; 100g tàu hũ tươi (váng đậu); 100g chả xoắn của Nhật; 100g bắp non
- 1 bó nhỏ rau tần ô (cải cúc); 10g muối; 50g bột nêm; 1kg bún
Thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch xương heo. Đặt một chiếc nồi lên bếp, cho xương heo và nước sạch vào xâm xấp mặt xương, mở lửa lớn. Nấu khoảng 5 phút để xương ra chất dơ, tắt bếp và đổ phần nước dơ đi. Sau đó, cho thêm 1.2 lít nước sạch vào, nêm 10g muối, 50g bột nêm và mở lửa vừa, hầm xương trong 45 phút.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu ăn kèm:
Luộc chín, bóc vỏ trứng cút. Bỏ gốc, rửa sạch, để ráo bắp non. Rửa sạch, cắt lát mỏng chả Nhật. Bỏ gốc, rửa sạch nấm kim châm, nấm đông cô và rau tần ô. Rửa sạch, bỏ đầu tôm. Rửa sạch, cắt miếng vừa ăn tàu hũ.
Bước 3: Khi nước lẩu chín, lần lượt cho nguyên liệu vào trụng theo thứ tự bắp non, nấm đông cô, chả Nhật, trứng cút, nấm kim châm, tần ô, tôm và tàu hũ. Lẩu được ăn kèm với bún.
Nguyên liệu: (lượng nguyên liệu cho 3 khẩu phần)
- 300g xương heo
- 100g nấm kim châm; 100g nấm đông cô; 100g tôm tươi; 100g tàu hũ tươi (váng đậu); 100g chả xoắn của Nhật; 100g bắp non
- 1 bó nhỏ rau tần ô (cải cúc); 10g muối; 50g bột nêm; 1kg bún
Bước 1: Rửa sạch xương heo. Đặt một chiếc nồi lên bếp, cho xương heo và nước sạch vào xâm xấp mặt xương, mở lửa lớn. Nấu khoảng 5 phút để xương ra chất dơ, tắt bếp và đổ phần nước dơ đi. Sau đó, cho thêm 1.2 lít nước sạch vào, nêm 10g muối, 50g bột nêm và mở lửa vừa, hầm xương trong 45 phút.
Luộc chín, bóc vỏ trứng cút. Bỏ gốc, rửa sạch, để ráo bắp non. Rửa sạch, cắt lát mỏng chả Nhật. Bỏ gốc, rửa sạch nấm kim châm, nấm đông cô và rau tần ô. Rửa sạch, bỏ đầu tôm. Rửa sạch, cắt miếng vừa ăn tàu hũ.
Lưu ý: - Trong quá trình hầm xương, có thể chú ý vớt bọt bẩn để nước lẩu được trong. - Không nên trụng rau quá lâu, sẽ khiến rau bị nhũng mất ngon. |
Võ Mạnh Lân
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Hấp dẫn món lẩu bông miền Tây Nam Bộ
Thứ Sáu, tháng 12 25, 2015
doanh nhan
No comments
Lẩu bông là một đặc sản nức tiếng của vùng miền Tây Nam Bộ, đặc biệt khi dùng với cá Lăng, món lẩu bông mang lại cho thực khách một cảm nhận vô cùng thú vị.
Miền Tây Nam Bộ là vùng đất sông nước mênh mông, vì thế ẩm thực ở đây cũng vô cùng độc đáo, đặc sắc và cực kỳ phong phú.
Bên cạnh những món đặc trưng như lẩu mắm, cá kèo, bún cá… thì các loại rau, hoa trái cũng là đặc sản nổi tiếng của vùng sông nước này. Ngoài xào, luộc, nấu canh thì người dân miền Tây đã sáng tạo ra một món mà nó tổng hợp được rất nhiều loại rau, đó chính là lẩu bông.
Với mong muốn đem đến cho khách hàng không chỉ những hương vị khác lạ, cách chế biến tỷ mỉ đến bất ngờ trong từng món ăn mà còn hơn thế, đó là giá trị văn hóa cũng như ẩm thực của mọi miền đất nước được tái hiện chân thật, trọn vẹn, Quán ăn ngon ngoài việc giúp thực khách thoải mãn niềm yêu thích ẩm thực còn có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa các vùng miền.
Tháng 12 tới, Quán Ăn Ngon tiếp tục chương trình "Món ngon mỗi tháng" giới thiệu tới những người yêu ẩm thực món Lẩu bông miền Tây được làm thuần túy từ cá lăng, nước xương hầm và 14 loại rau, hoa đặc trưng của vùng đất này.
Nước lẩu được hầm từ xương lợn, sau đó chắt lọc để giảm độ ngậy của thịt lợn, sau đó được pha với nước hầm đầu và xương cá lăng để tạo vị đặc trưng, bởi vùng sông nước miền Tây, các loài rau đặc trưng như điên điển, so đũa, cọng súng, rau đắng…
Cùng với đĩa rau tổng hợp, một đĩa nhỏ cá lăng được xắt khúc để tạo thêm vị đậm đà khi cho vào nồi nước dùng nhúng vừa chập chín, cho vào bát, chùng một ít rau vừa chín tái phủ lên trên, tưới một ít nước dùng và thêm một ít bún, ta đã có một bát lẩu ấm nóng của nước dùng, ngọt thơm thịt cá lăng, đăng đắng của hoa điên điển, bùi bùi so đũa, sần sật rau nhút, mềm lưỡi kèo nèo, cay cay của ớt,… khiến mùa đông xứ Bắc dường như tan biến.
Bên cạnh Lẩu bông cá Lăng, Chè bà ba cũng là một ăn chơi thú vị vào tiết trời Đông. Vị thơm ngậy ngọt bùi của khoai lang quyện với nước mật tan đi trong miệng tạo cảm giác mềm mại như vòng tay ấm.
Bất cứ vùng đất nào bạn đi qua, đều muốn ít nhất một lần quay trở lại, những ai yêu mến ẩm thực, đặc biệt là vùng sông nước, hẳn không ít lần hoài niệm về những khoảnh khắc ngồi trên ghe, thuyền nghe đời ca tài tử và sau đó cùng ngồi nhậu với những món lẩu, món nướng, những thứ rau dưa hoa trái miền Tây. Quán ăn Ngon sẽ giúp bạn giải tỏa được một phần nỗi nhớ ấy, để bạn đang ở giữa Thủ Đô mà vẫm tìm thấy được cảm giác như mình đang ngồi ở mảnh đất phương Nam, qua món lẩu rau đầy hấp dẫn cùng những dư vị khó quên mà có thể, bạn đã được trải nghiệm một lần nào đó trong đời./.
|
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
|
Xì xụp lẩu riêu cua gà ta ngày giá rét
Thứ Sáu, tháng 12 25, 2015
doanh nhan
No comments
Cách nấu lẩu riêu cua gà ta không hề khó nhé!
Nguyên liệu:
- Cua đồng: 500g
- 1kg (tùy theo số lượng người ăn)
- Gà ta: 1 con hoặc ½ con tùy số lượng người ăn, nên chọn gà trống từ 1.8kg trở lên.
- Đậu phụ: 5 – 6 bìa
- Măng chua: 500g
- Mẻ, dấm bỗng hoặc me chua, quả dọc: tùy khẩu vị.
- Cà chua: 3-5 quả thái miếng cau.
- Rau sống: xà lách, mùi tàu, hành lá, tía tô, một số loại nấm, chanh, ớt…
- Rau muống, cải chíp hoặc cải thảo.
- Bún sợi nhỏ hoặc miến
- Gia vị chanh, ớt hoặc xì dầu để chấm.
Cách làm:
Bước 1:
- Đậu khuôn cắt miếng nhỏ bày ra đĩa.
- Các loại rau nhúng, rau thơm, xà lách rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng rồi vớt ra rổ để ráo nước, khi ăn bày ra đĩa. Rau cải chip cắt rời phần gốc khoảng 2-3cm để trang trí.
- Nấm linh chi, nấm kim châm cắt khúc rửa qua nước muối loãng rồi bày ra đĩa.
- Măng thái miếng mỏng cho vào nồi luộc cùng chút muối, rửa sạch qua nước lã.
Bước 2: Mẻ đã ngấu lọc lấy nước để vào một bát con, có thể dùng quả dọc hoặc quả me thay thế. Tuy nhiên món này muốn ngon thì không thể thiếu mẻ và dấm bỗng.
- Gà làm sạch chặt miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 3: Phần đầu, cổ, chân và cánh cho vào nồi ninh lấy nước dùng, phần còn lại bày ra đĩa.
Bước 4: Cua làm sạch, cho vào một chút muối giã nhuyễn hoặc xay bằng máy xay sinh tố rồi lọc lấy nước, gạch cua khều riêng ra một bát nhỏ. Nêm gia vị vào nồi nước cua bắc lên bếp, khuấy nhẹ đều tay cho đến khi canh sôi và gạch cua nổi lên thì vặn nhỏ lửa. Dùng muôi gạt hết riêu cua vào cạnh nồi cho kết lại thảnh từng mảng rồi tắt bếp. Bạn có thể vớt riêu cua ra một cái bát rồi ăn đến đâu thả dần vào nồi nước lẩu đến đó để riêu khỏi bị vỡ.
- Cho dầu ăn vào chảo, phi hành khô băm nhỏ cho thơm vàng, cho gạch cua vào xào chín cùng một xíu nước mắm rồi trút ra bát. Tiếp tục cho cà chua thái miếng cau vào xào chín tới, không nên xào chín và nát quá.
- Chế nước dùng cua và nước dùng gà vào nồi lẩu, cho mẻ vào, nêm thêm một chút dấm bỗng rồi đun sôi, nêm lại gia vị cho vừa ăn, tiếp đến cho cà chua, gốc rau cải chíp rồi thả riêu cua vào, rưới gạch cua lên riêu cua cho dậy màu, nồi nước lẩu trông sẽ rất hấp dẫn.
Khi ăn thả thêm chút hành lá, gốc hành hoặc củ hành tươi cắt lát mỏng, măng chua... Cho thịt gà vào nấu chín cùng với nấm, ăn kèm với bún hoặc mỳ. Món lẩu riêu cua gà ta này đảm bảo sẽ làm cả nhà hài lòng.
Chúc bạn thành công với lẩu riêu cua gà ta dễ ăn cho cả gia đình nhé!
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317